Tìm hiểu xem bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 7 có sao không? Nhất là ở các miền cao thi lại càng dễ bị cúm do thay đổi thời tiết sẽ có nhiều nguy hại cho mẹ bầu ở giai đoạn 03 tháng cuối thai kỳ như vầy. Những thông tin Benconmoingay.net cung cấp trong bài này sẽ giúp các bà bầu đề phòng cũng như trị cúm mà không gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi, hạn chế nguy hiểm về sau cho bé.
1/ Làm gì khi bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 7?
Thời tiết chuyển mùa mưa nắng thất thường là cơ hội để virut cúm tấn công mẹ bầu. Vì thời gian mang thai, sức đề kháng của chị em yếu nên nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Khi bị bệnh cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ, nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai nhi cùng vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, tốt hơn hết mẹ bầu nên học cách để phòng ngừa bệnh.

Bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 7 có sao không?
Nếu mang thai tháng thứ 7 bị cúm, điều quan trọng nhất là mẹ cần đến gặp bác sĩ. Bởi trong các trường hợp này, chỉ có bác sĩ mới có những lời khuyên tốt nhất cho các mẹ qua việc thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Lúc này, các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bệnh của mẹ xem mức độ ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào để kê đơn thuốc hoặc có những biện pháp cụ thể.
Điều quan trọng thứ 2 là các mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nhi, nhiễm độc thai nghén… nếu dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.
Virus cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị hình, mà khi mẹ bầu sốt cao cộng với độc tính của vi rút cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sảy thai hoặc sinh sớm trong giai đoạn tháng thứ 7 này.
2/ Không khuyến khích mẹ bầu trị cảm cúm bằng thuốc
Tuy nhiên, khi đang mang thai, việc mẹ bầu dùng thuốc để trị bệnh cảm cúm lại không được khuyến khích bởi việc này có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Nhưng không phải mẹ bầu nào cũng hiểu được vấn đề này. Nhiều mẹ lơ là, khi bị cúm không chú ý chữa trị dẫn đến việc ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến thai nhi. Bên cạnh đó, có những mẹ bầu vẫn tự ý mua thuốc uống với tâm lý “uống một chút sẽ không ảnh hưởng” hoặc nhiều mẹ lại không biết nên làm thế nào khi bị cúm.
3/ Những loại thuốc mẹ bầu tự uống trị cúm có hại cho bé
- Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
- Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
- Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan: Đây là những chất thường thấy trong xi-rô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.
4/ Cách phòng chống cảm cúm cho bà bầu ở tháng thứ 7
Nếu mẹ bầu đã bị cúm thì có thẻ trị cúm bằng tỏi: lấy tỏi giã nhỏ rồi cho vào lọ nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ. Các mẹ nhớ là chỉ cần ½ nhánh tỏi thôi nhé không là sẽ nóng lắm đấy. Kết hợp cùng nhỏ mũi hãy ăn tỏi trực tiếp cũng là cách hỗ trợ thêm bên ngoài.
Có nhiều mẹo và vị thuốc dân gian khi dùng bạn vừa tăng sức đề kháng, trị được chứng cảm cúm hoặc phòng ngừa bệnh khi chuyển mùa và đặc biệt là không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như sự phát triển của thai nhi. Các vị thuốc này hoàn toàn đến từ tự nhiên và rất tốt cho sức khoẻ mẹ bầu tháng thứ 7 hay các giai đoạn mang thai khác trong thai kỳ.
- Chanh đào: uống 1 thìa chanh đào ngâm mật ong vào buổi sáng. Chanh đào chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… Ngoài ra, ruột quả chanh còn chứa hàm lượng đáng kể acid xi-tric nên có tác dụng phòng trị ho, khản tiếng hiệu quả.
- Uống nước cam: mỗi ngày nên uống đủ 200ml nước cam pha mật ong hoặc đường để tăng sức đề kháng và giúp thai hi bổ sung canxi, vitamin C
- Ăn sữa chua đều đặn hàng ngày: Ăn sữa chua vừa giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, vừa bổ sung canxi lại làm đẹp da.
bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 7, bị cảm cúm khi mang thai nên uống thuốc gì, bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao